Tại sao phụ nữ nên tầm soát ung thư cổ tử cung
• Ung thư CTC là 1 khối u ác tính ở CTC.
• Ung thư CTC là 1 trong 4 loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ trên thế giới và đứng thứ 2 ở các nước đang phát triển.
• Khoảng 93% ung thư CTC có thể phòng ngừa bằng cách tiêm ngừa vắc xin và tầm soát ung thư CTC định kỳ.
• Tầm soát ung thư CTC nhằm phát hiện sớm nhừng tế bào bất thường của CTC để theo dõi và điều trị sớm nhằm tránh tổn thương tiền ung thư diễn tiến thành ung thư CTC.
Các phương pháp sàng lọc ung thư CTC
• Tế bào học: pap truyền thống, pap nhúng dịch.
• Xét nghiệm HPV.
Độ tuổi tầm soát ung thư CTC
• Đối tượng : phụ nữ đã kết hôn hoặc chưa kết hôn nhưng có quan hệ tình dục đều có thể thực hiện tầm soát ung thư CTC và xét nghiệm HPV.
• Dưới 21 tuổi: không tầm soát hoặc thực hiện khi khách hàng yêu cầu.
• Từ 21 – 24 tuổi: thực hiện phết tế bào, xét nghiệm HPV khi có yêu cầu.
• Từ 25 – 65 tuổi: chọn 1 trong 3.
1. Phết tế bào.
2. Phết tế bào + xét nghiệm HPV.
3. Xét nghiệm HPV.
Tư vấn độ tuổi tầm soat ung thư CTC và xét nghiệm HPV
• Trên 65 tuổi:
• Thực hiện nếu bệnh nhân chưa tầm soát lần nào, sau đó ngưng tầm soát nếu kết quả bình thường.
• Ngưng tầm soát nếu trong 10 năm có 3 lần phết tế bào lành tính hoặc 2 lần làm contesting âm tính (lần cuối trong 5 năm gần đây).
• Bệnh nhân đã cắt tử cung: ngưng tầm soát nếu chỉ định cắt TC không liên quan đến tân sinh CTC.
• Bệnh nhân có nhiễm HPV hoặc pap bất thường ( tầm soát suốt đời).
Nguồn: Trung tâm y tế quận Gò Vấp