logo3

Trung Tâm Y Tế Quận Gò Vấp

Phòng Khám Đa Khoa Nguyễn Thái Sơn

 Từ Thứ 2-6 : 7h-16h30
 Thứ 7 : 7h-11h30
HOTLINE: 028.38943095
Địa chỉ: 131 Nguyễn Thái Sơn, P.7, Q.Gò Vấp, TP.HCM
Email: phongkham131nguyenthaison@gmail.com

Trẻ sốt???

1. Đầu tiên, làm sao biết rằng trẻ sốt?

 

Đôi khi các bố mẹ đến khám nói với bác sĩ rằng sờ đầu con thấy nóng nhẹ nhẹ. Khi đó chúng ta ra hiệu thuốc, mua 1 chiếc đo nhiệt độ về kẹp vào nách trẻ, áp sát cánh tay vào thân mình, giữ như vậy khoảng 5 phút rồi đọc nhiệt độ. Còn khi sờ thấy trẻ nóng rực, chúng ta xác định được chắc chắn là trẻ sốt rồi. Vậy có cần đo nhiệt độ nữa không? Đo nhiệt độ là hành động đơn giản nhất để xác định sốt và nhiệt độ sốt. Thân nhiệt của trẻ có thể bị dao động bởi nhiệt độ ngoài trời, ví dụ như trẻ vừa chạy ngoài nắng vào, sờ da sẽ thấy nóng hơn bình thường. Hoặc ở những trẻ mũm mĩm, da vùng cánh tay, thân mình có thể mát hơn nhiệt độ trung tâm nên dễ bỏ sót vấn đề sốt. Đo nhiệt độ không chỉ để xác định sốt, mà còn để theo dõi diễn tiến bệnh, mức độ nặng của bệnh. Vì trẻ sốt cao, sốt khó hạ với thuốc hạ sốt có thể gặp vấn đề nghiêm trọng hơn đối với những trẻ sốt nhẹ. Khi trẻ có nhiệt độ nách từ 37.5 độ C trở lên là CÓ sốt.

SỐT Ở TRẺ EM CÓ THẬT SỰ ĐÁNG LO

 

2. Khi đã xác định được có sốt, tiếp theo chúng ta cần làm gì?

 

- Cho trẻ sinh hoạt ở nơi thoáng mát, cơi nới quần áo, mặc quần áo rộng rãi thoáng mát. Điều này giúp trẻ thoát nhiệt, không nên mặc quần áo chật và dày.

- Đối với trẻ khỏe mạnh, không có bệnh lý mạn tính (bệnh tim bẩm sinh, co giật khởi phát do sốt), có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol liều 10-15 mg/kg cân nặng cho 1 lần uống khi nhiệt độ nách từ 38.5 độ C trở lên. Tuy nhiên, nếu trẻ kêu mệt, khó chịu (trẻ lớn), hoặc trẻ quấy khóc (trẻ nhỏ), mà chưa sốt đến 38.5 độ C thì vẫn có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhằm mục đích giảm nhiệt độ giúp trẻ dễ chịu hơn.

- Nếu trẻ không ói, cố gắng cho trẻ uống nhiều chất dịch (các loại nước), vì khi sốt làm trẻ dễ mất nước.

 

Bác sĩ Nhi nói về việc hạ sốt cho trẻ: Chườm khăn ở trán chẳng có tác dụng  gì, miếng dán hạ sốt "quốc dân" chỉ có giá trị... giải trí

 

3. Dùng paracetamol đường uống hay toa dược (nhét hậu môn) thì hạ sốt nhanh hơn? 

 

Cả 2 đường dùng có thời gian tác dụng như nhau! Nếu trẻ của bạn không nôn và không quá khó uống thuốc, cố gắng cho trẻ dùng thuốc đường uống. Nếu trẻ quá khó dùng thuốc đường uống hoặc ói nhiều, có thể dùng đường hậu môn với liều tương đương đường uống. Tuy nhiên, ở trẻ tiêu chảy, không dùng thuốc đường hậu môn.

 

4. Tại sao đã uống thuốc hạ sốt mà trẻ cứu sốt đi sốt lại?

 

Trên thực tế, mỗi khi người lớn bị bệnh, triệu chứng sẽ kéo dài khoảng vài ngày rồi mới giảm và hết. Trẻ em cũng vậy! Mỗi đợt bệnh của trẻ cũng sẽ kéo dài khoảng vài ngày, kể cả sốt, hoặc đến khi điều trị nguyên nhân gây sốt thì trẻ mới hết sốt được. Thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng khoảng vài tiếng. Khi hết thời gian tác dụng của thuốc, trẻ sẽ lại sốt. Đó không phải là sốt đi sốt lại, mà đó là điều hiển nhiên trong mỗi đợt bệnh của bất kì đứa trẻ nào. Thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng giảm nhiệt độ sốt, giảm mất nước, giảm khó chịu cho trẻ. Vì vậy, đi khám bác sĩ là để tìm nguyên nhân sốt và hướng dẫn chăm sóc trẻ sốt nếu bố mẹ còn vấn đề nào chưa hiểu. 

 

5. Vậy nếu uống thuốc xong mà vẫn không hạ sốt thì sao? 

 

Chúng ta phải hiểu rằng sốt bản chất là một quá trình có lợi cho cơ thể, vì sốt sẽ làm chậm quá trình tấn công của các loại virus, vi khuẩn. Sốt khó hạ tức là trước khi sốt trẻ 39 độ và sau khi uống thuốc hạ sốt đúng liều mà 1 giờ sau trẻ vẫn 39 độ hoặc tăng hơn (vì vậy phải đo nhiệt độ tiếp tục). Thông thường, sau khi uống thuốc hạ sốt đúng liều, trẻ chỉ giảm khoảng nửa độ đến 1 độ mà không giảm về nhiệt độ bình thường. Đây vẫn gọi là có đáp ứng với thuốc hạ sốt nếu sau khi uống thuốc hạ sốt trẻ tươi tỉnh hơn. Vì đã nhắc rằng sốt là phản ứng có lợi cho cơ thể trong bệnh lý nhiễm trùng, nên không nhất thiết trẻ phải về nhiệt độ bình thường mới là an toàn đâu nha ba mẹ.

 

6. Khi nào cần đưa trẻ đi khám ngay?

 

- Trẻ sơ sinh (dưới 1 tháng tuổi) bị sốt cần được khám ngay vì hầu hết trẻ sơ sinh sốt là biểu hiện của bệnh nặng cần can thiệp ngay.

- Trẻ dưới 3 tháng sốt cao.

- Trẻ sốt cao khó hạ.

- Trẻ sốt cao liên tục 2 ngày.

- Trẻ sốt kèm bất kì triệu chứng nào cho thấy trẻ không khỏe (bỏ chơi, bỏ bú, lừ đừ, ói nhiều, không uống được...)

- Trẻ mắc tay chân miệng có các dấu hiệu cảnh báo.

- Trẻ sốt ít nhưng sốt quá 07 ngày không hết.

.........................................................

 

Nguồn: BV Thành phố Thủ Đức

 

Bản đồ

LIÊN HỆ

 Từ Thứ 2-6 : 7h-16h30
 Thứ 7 : 7h-11h30
 HOTLINE: 028.38943095
 Địa chỉ: 131 Nguyễn Thái Sơn, P.7, Q.Gò Vấp, TP.HCM
Email: phongkham131nguyenthaison@gmail.com

Form đăng ký khám

Liên hệ

Họ tên(*)
Trường bắt buộc

Địa chỉ
Invalid Input

Điện thoại
Invalid Input

Email(*)
Trường bắt buộc

Ngày khám(*)
Invalid Input

Giờ khám(*)
Trường bắt buộc

Chọn dịch vụ
Invalid Input

Thông tin thêm (nếu có)(*)
Trường bắt buộc

Gửi ngay

Form phản hồi

Phản hồi

Họ tên(*)
Trường bắt buộc

Địa chỉ
Invalid Input

Điện thoại
Invalid Input

Email(*)
Trường bắt buộc

Ngày khám(*)
Invalid Input

Giờ khám(*)
Trường bắt buộc

Chọn dịch vụ
Invalid Input

Phản hồi của quý khách(*)
Trường bắt buộc

Gửi ngay

email-fixed

phone-fixed

facebook-fixed

calendar-fixed