logo3

Trung Tâm Y Tế Quận Gò Vấp

Phòng Khám Đa Khoa Nguyễn Thái Sơn

 Từ Thứ 2-6 : 7h-16h30
 Thứ 7 : 7h-11h30
HOTLINE: 028.38943095
Địa chỉ: 131 Nguyễn Thái Sơn, P.7, Q.Gò Vấp, TP.HCM
Email: phongkham131nguyenthaison@gmail.com

Bệnh bạch hầu: Bộ Y tế thông tin mới nhất về các ổ dịch

5 ca mắc bạch hầu, trong đó 1 ca tử vong trong 6 tháng đầu năm nay. Chiều nay 9.7, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có thông tin về diễn biến về bệnh bạch hầu tại một số địa phương và khuyến cáo mới nhất về phòng dịch.

Cục Y tế dự phòng cho biết, theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ cuối tháng 6 đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An (H.Kỳ Sơn) đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu và trường hợp mắc bệnh tại tỉnh Bắc Giang (H. Hiệp Hòa) có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong nêu trên.

Bệnh truyền nhiễm chưa được loại trừ

Theo Cục Y tế dự phòng, trước đây, bạch hầu lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước; từ khi vắc xin phòng bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không tiêm vắc xin phòng bệnh, thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

"Hiện, bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó, người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh", Cục Y tế dự phòng lưu ý.

Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

BH 2

Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong. Bệnh đã có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu.

BH 1

Các tỉnh, thành ghi nhận ổ dịch, số mắc tăng sau nhiều năm được khống chế

Bệnh bạch hầu là bệnh có vắc xin phòng bệnh trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Trong những năm gần đây, số ca mắc giảm nhiều lần so với trước khi bắt đầu triển khai tiêm chủng mở rộng, từ gần 3.500 trường hợp mắc (năm 1983) xuống còn khoảng từ 10 - 50 trường hợp mắc/năm (trong vòng 15 năm, giai đoạn từ 2004 - 2019).

Sau đó, số mắc có tăng trở lại vào năm 2020 (226 trường hợp mắc chủ yếu tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia LaiKon TumQuảng Ngãi và Quảng Trị) và giảm trong các năm 2021 (có 6 trường hợp mắc) và năm 2022 (có 2 trường hợp mắc).

Năm 2023, cả nước ghi nhận 57 trường hợp mắc bệnh bạch hầu (có kết quả xét nghiệm PCR dương tính và nuôi cấy) tại 3 tỉnh Hà Giang, Điện Biên và Thái Nguyên, số mắc tập trung vào 5 tháng cuối năm (55 trường hợp mắc), trong đó 7 trường hợp tử vong.

Năm 2024 đã ghi nhận 5 trường hợp mắc, trong đó 1 trường hợp tử vong. Trong đó, tỉnh Hà Giang có 3 trường hợp mắc bệnh bạch hầu trong các tháng 1, 2, và 4 tại các ổ dịch cũ (H.Mèo Vạc, H.Đồng Văn, H.Yên Minh).

Tỉnh Nghệ An (H.Kỳ Sơn) có 1 trường hợp mắc và tử vong (tháng 6).

Tỉnh Bắc Giang (H.Hiệp Hòa) có 1 trường hợp mắc bệnh (tháng 7), là ca tiếp xúc gần với trường hợp tử vong của tỉnh Nghệ An.

Để chủ động phòng, chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm các vắc xin có chứa thành bạch hầu (DPT-VGB-Hib, DPT…) đầy đủ, đúng lịch để đảm bảo miễn dịch phòng bệnh cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng. Trong trường hợp hoãn tiêm, tham gia tiêm chủng sớm nhất có thể.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Người dân tại nơi có ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc điều trị dự phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và khuyến cáo của cơ quan y tế.

 

Nguồn: Báo Thanh niên

Bản đồ

LIÊN HỆ

 Từ Thứ 2-6 : 7h-16h30
 Thứ 7 : 7h-11h30
 HOTLINE: 028.38943095
 Địa chỉ: 131 Nguyễn Thái Sơn, P.7, Q.Gò Vấp, TP.HCM
Email: phongkham131nguyenthaison@gmail.com

Form đăng ký khám

Liên hệ

Họ tên(*)
Trường bắt buộc

Địa chỉ
Invalid Input

Điện thoại
Invalid Input

Email(*)
Trường bắt buộc

Ngày khám(*)
Invalid Input

Giờ khám(*)
Trường bắt buộc

Chọn dịch vụ
Invalid Input

Thông tin thêm (nếu có)(*)
Trường bắt buộc

Gửi ngay

Form phản hồi

Phản hồi

Họ tên(*)
Trường bắt buộc

Địa chỉ
Invalid Input

Điện thoại
Invalid Input

Email(*)
Trường bắt buộc

Ngày khám(*)
Invalid Input

Giờ khám(*)
Trường bắt buộc

Chọn dịch vụ
Invalid Input

Phản hồi của quý khách(*)
Trường bắt buộc

Gửi ngay

email-fixed

phone-fixed

facebook-fixed

calendar-fixed